Ti - 0911212468

Hưng Thịnh Catering chuyên nhận đặt tiệc liên hoan trọn gói ở như: Tiệc liên hoan công ty, buffet, tiệc cưới, tiệc tại nhà, tiệc cao cấp...

Tiệc buffet trọn gói

Hưng Thịnh Catering nhận đặt tiệc buffet cho các khu công nghiệp, các công ty, các tòa nhà văn phòng và các hộ gia đình tổ chức liên hoan...

Tiệc cưới

Tiệc cưới được chuẩn bị chu đáo từ việc nấu cỗ, các món ăn nóng sốt, không gian trang trí với phông nền đẹp, hoa tươi...

Giá cả hợp lý

Hưng Thịnh Catering với dịch vụ đặt tiệc trọn gói - giá cả phù hợp là lựa chọn cho đông đảo thực khách

Tổ chức tiệc tại nhà theo yêu cầu

Với đội ngũ đầu bếp tài năng và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình. Tiệc Hưng Thịnh phục vụ 24/24h tại nhà theo yêu cầu khách hàng

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Thịt gà xào khế vô cùng độc đáo

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình, bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon khác nhau từ thịt gà. Nếu bạn vẫn chưa biết nấu món gì tối này, cùng đổi vị với cách làm thịt gà xào khế thơm ngon dưới đây xem sao nhé.


Nguyên liệu:

  • Thịt gà: 300g
  • Khế: 1 quả (Nên chọn khế ương ương để có món thịt gà xào khế ngon miệng các bạn nhé)
  • Cần tây: 150g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Tỏi 2 tép
  • Rượu trắng: 1 chén nhỏ
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu xay
Hướng dẫn làm thịt gà xào khế:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm món thịt gà xào khế.


  • Đầu tiên, thịt gà các bạn rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Khế rửa sạch, thái lát mỏng và tách bỏ hạt.
  • Cần tây rửa sạch, thái khúc dài 5cm.
  • Cà rốt gọt vỏ, thái lát mỏng (Có thể tỉa hoa cho món ăn đẹp mắt)
  • Tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
  • Hướng dẫn làm thịt gà xào khế: Quy trình chế biến thịt gà xào khế dai ngon hấp dẫn
  • Thịt gà thái thành miếng vừa ăn.
Bước 2:

  • Công đoạn tiếp của cách làm thịt gà xào khế ngon, tiến hành ướp thịt gà với rượu trắng, muối, hạt tiêu trộn đều để khoảng 15-20 phút cho ngấm đều gia vị.
  • Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho tỏi băm vào phi vàng thơm. Sau đó, cho thịt gà vào xào chung đảo đều cho tới khi thịt gà chuyển sang màu nâu chín là được.
  • Tiếp tục thực hiện hướng dẫn làm món gà xào khế, cho cần tây cùng nước vào nồi thịt gà đun trong vòng 5-7 phút. Cuối cùng, cho khế thái lát, cà rốt vào xào chung. Tiến hành đun cho nước cạn dần là được. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó cho thịt gà xào khê ra bát thưởng thức cùng với cơm nóng rất ngon.
Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Ngon ngất ngây với kem xôi dừa Thái Lan

Kem xôi dừa Thái Lan là món kem ngon hấp dẫn mà không một bạn trẻ nào có thể chối từ. Các bạn có thể học cách làm món kem mát lạnh này ngay tại nhà đấy. Hãy cùng học công thức dưới đây nhé.



Nguyên liệu:
  • 200g gạo nếp
  • 1 bó lá cẩm
  • 100ml nước cốt dừa
  • 10g dừa khô
  • 100g bí đỏ tươi
  • 1 trái dừa xiêm
  • 1 hộp kem vani
  • 50g đậu phộng rang sẵn tách vỏ

Cách làm:
Bước 1:

Đầu tiên bạn lấy quả dừa xiêm, khoét một lỗ nhỏ ở trên để lấy nước. Sau đó bổ đôi quả dừa và dùng muỗng nạo lấy phần cơm dừa, cơm dừa non hơi to, bạn hãy cắt nhỏ bớt nhé! Kem vani bạn cho vào ngăn đá tủ lạnh cho cứng.

Bước 2:

Bí đỏ bạn gọt vỏ, nạo bỏ phần ruột rồi rửa sạch, sa đó cắt thành từng sợi dài nhỏ. Sau khi cắt bí đỏ xong bạn cho bí vào hấp khoảng 5-7 phút cho bí chín.

Bước 3:

Lá cẩm bạn rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố xay  nhuyễn cùng với chút nước. Sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt.

Bước 4:

Gạo nếp cho vào nước ngâm khoảng 4-6 tiếng, sau đó vo lại rồi vớt ra để ráo. Tiếp đến bạn cho gạo nếp vào nồi và trộn đều với 100ml nước cốt dừa và nước lá cẩm rồi đem nấu như nấu xôi bình thường. Khi nấu xong xôi sẽ có màu tím cẩm và có mùi thơm phức của nước cốt dừa.


Bước 5:

Cuối cùng khi thưởng thức bạn hãy múc xôi ra cốc, sau đó lấy kem trong tủ lạnh ra và dùng muỗng múc kem xúc kem thành những viên tròn để lên trên, tiếp đến là bí đỏ, thạch dừa và thêm chút dừa khô và đậu phộng rang trên cùng. Vậy là bạn đã có ngay một phần kem xôi dừa Thái Lan ngon tuyệt cú mèo rồi đấy!

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Cỗ chay Đào Xá đặc sản Bắc Ninh

Không những được biết đến là một làng quan họ gốc, một trong những tài của người Đào Xá xưa kia là làm cỗ chay đãi khách vừa ngon vừa khéo.

Hàng năm, cứ vào ngày hội chùa (mồng 7 tháng Giêng) dân làng Đào Xá lại làm cỗ chay đãi khách. Cỗ chay Đào Xá gồm bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái... Trong những món ăn chay nói trên, bánh cắp và cháo cái là hai món đặc trưng, không thể thiếu trên mâm cỗ mời khách của làng Đào Xá.


Cỗ chay Đào Xá có nét độc đáo riêng, thể hiện sự khéo léo của người con gái làng Đào. Mâm cỗ chay của làng Đào thường gồm bánh chưng, bánh rợm, bánh rán, bánh cắp, một đĩa giò, 4 bát nấu, 5 bát cháo cái… Tất cả đều làm từ sản phẩm của nhà nông. Trong những món ăn chay nói trên, bánh cắp và cháo cái là hai món đặc trưng, nhất định không thể thiếu trên mâm cỗ mời khách của làng Đào Xá trước đây.

Bánh cắp được làm từ bột gạo nếp xay nhuyễn rồi đem đun cho tới khi bột chín khoảng 70 % mang ra nhào trộn cùng với vỏ cây vông vang và nước quả dành dành để tạo màu vàng (nếu muốn làm bánh đường thì tẩm thêm với nước đường phên). Khi nhào bột phải lăn thành hình cầu rồi đem cán thật mỏng, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế đến khi bột nhuyễn, đạt đến độ mịn, dẻo ưng ý mới nặn thành từng viên bột nhỏ. Những viên bột sẽ được úp vào khuôn sau đó đổ từ khuôn ra, dùng nhíp cắp từng ít bột theo vòng tròn hình chóp (vì thế nên bánh mới có tên gọi là bánh cắp).


Xem thêm: Đặt tiệc cưới, tân gia, tiệc buffet giá rẻ tại Thành phố Bắc Ninh

Trong tất cả công đoạn thì cắp bánh là cầu kỳ và khó nhất, đòi hỏi người làm phải thật khéo léo vì tay trái vừa giữ viên bột vừa xoay cho phần đế của chiếc bánh luôn tròn đều, tay phải dùng nhíp cắp bột dần dần từ trên xuống nhưng hết sức chú ý để đều tay, giữ cho khoảng cách giữa các đường cắp, múi cắp cân đối, không bị lệch. Sau khi hấp bánh xong, mỗi cái bánh nhìn giống như hình một chiếc nón có màu vàng thật đẹp.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Đặc sản thịt chuột Đình Bảng hiếm có khó tìm

Nói đến thịt chuột, nhiều người sẽ có cảm giác ghê sợ, nhưng ở Đình Bảng đây lại được coi là đặc sản. Tuy không phổ biến như thịt chó, gà hay bò nhưng người dân Bắc Ninh vẫn sử dụng thịt chuột như một loại thức ăn thường ngày. Thậm chí không ít nhà còn bày trong mâm cỗ cưới món đặc sản này.


Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng chủ yếu họ đi săn vào vụ gặt bởi thời gian này chuột sinh sản nhiều và thịt béo.

Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh

Ngoài ra, thịt chuột đồng còn được chế biến thành nhiều món như chuột đồng nấu đậu, chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến cho khá nhiều người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Người dân ở Đình Bảng cho biết, ăn thịt chuột đồng rất lành, có tác dụng mạnh làm giảm đau, liền xương.


Chuột sau khi bắt về bẻ răng rồi sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước. Đây cũng là bắt nguồn từ thành ngữ “ướt như chuột lột”. Ở một số nơi thuộc Đình Bảng, chuột còn được thui vàng lột da nên khi chế biến khá thơm và béo.

Ngày nay thịt chuột ở Đình Bảng tuy không còn thịnh như ngày trước khi có mặt ở nhiều nơi, nhưng những người sành ăn Hà Nội vẫn thường tìm về Đình Bảng để thưởng thức món ăn dân dã này. Đến đây, không quá khó để tìm được hàng quán bán các món chuột đặc sản ở ngay tại các thôn Xuân Đài, Thịnh Lang, thôn Hạ, Thượng, Đình.

Xem thêm: Dịch vụ đặt tiệc cưới trọn gói ở Đình Bảng - Bắc Ninh với giá rẻ, hợp lý với menu phong phú, phục vụ chuyên nghiệp với Hưng Thịnh Catering

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Giới thiệu các đặc sản huyện Thuận Thành ở Bắc Ninh

1. Nem làng Bùi

Nem Bùi có xuất xứ làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nghề làm nem ở làng này đã có hàng trăm năm, đời này kế tiếp đời kia phát triển và gìn giữ nghề cha ông để lại.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.


Là một món ăn ít kén người nên bạn có thể ăn nem Bùi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dù là một món ăn chơi chứ không phải ăn no, nhưng vào buổi trưa, với thời tiết hanh nắng thì chiếc nem bùi cùng ly bia mát lạnh là lựa chọn lý tưởng.

Nguyên liệu làm món nem Bùi phải là giống lợn ỉ đen, lưng gẫy hình yên ngựa, mõm ngắn nuôi bằng cám gạo và bèo cái, hoặc rau chuối. Cả con lợn thịt ra cũng chỉ lấy được hai cái thăn và phần mỡ gáy để làm nem. Công đoạn làm rất công phu và cẩn thận.

Lấy một nhúm nem quấn với lá sung cắn một miếng ngon tuyệt. Nem Bùi không cần chấm với nước chấm vì nem đã đầy đủ gia vị vừa ăn, nếu thích, thực khách có thể chấm thêm với chút tương ớt.

2. Tương Đình Tổ

Nghề làm tương ở Đình Tổ đã có từ lâu đời gắn với truyền thuyết về vị Trạng nguyên đầu tiên của nước Đại Việt, là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Người xưa kể rằng khi qua Đình Tổ khi về đến làng, Ngài bị ốm thèm ăn bát cháo Thái, một khúc cá nướng chấm tương. Người dân Đình Tổ lấy mốc thời gian đó làm thời gian ra đời của nghề làm tương nơi đây.


Bên ngoài, tương Đình Tổ có màu đỏ nâu, đặc sánh, mùi thơm vị ngọt bùi, ngậy béo đặc trưng của gạo nếp, của ngô. Tương Đình Tổ có độ ngọt tự nhiên do quá trình lên men của ngô, của đỗ tương được ngâm trong môi trường nước chín, có độ mặn vừa đủ của muối. Tất cả tạo cho tương ăn có giá trị dinh dưỡng riêng, dùng chấm rau luộc, thịt lợn, thịt bò, cá nướng, bánh đúc, bánh tẻ, bún, dùng kho cá, kho thịt…

Xem thêm: Quý khách có nhu cầu đặt tiệc cưới hỏi, tiệc buffet ở huyện Thuần Thành hoặc thuê đơn vị dịch vụ nấu cỗ trọn gói với mức giá rẻ hợp lý tại Bắc Ninh vui lòng liên hệ:
Tiệc Hưng Thịnh Hotline: 0911 21 2468

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Hấp dẫn với đậu phụ chiên trứng

Sau cả tuần làm việc các bạn hãy thư giãn bên mâm cơm gia đình với những món chay thật ngon nhé. Đậu phụ chiên trứng vừa thơm ngon lại nóng hổi, rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày mưa nhé.


Nguyên liệu:

– 1 quả trứng, khuấy tan trong bát

– 1 hộp đậu hũ, cắt miếng dày 1cm

– Bột bắp

– 3 nhánh hẹ, thái nhỏ

– 1 chút muối tiêu

– Dầu để chiên

– Nước chấm: 1 muỗng canh dầu mè; 1 muỗng canh nước sôi; 1 muỗng canh xì dầu; 1 muỗng canh hành lá xắt nhỏ; 1 quả ớt xắt nhỏ; 2-3 lá mùi xắt nhỏ; 1 muỗng cà phê vừng rang

Cách làm:

Bước 1: Hẹ thái nhỏ, trứng khuấy tan rồi cho lá hẹ vào trộn đều, thêm chút muối và hạt tiêu.

Bước 2: Đậu phụ cắt thành các lát có độ dày 1cm và rộng 4cm. Lăn đậu qua bột bắp để bột bắp bám đều xung quanh đậu sau đó nhúng vào bát trứng.

Bước 3: Cho dầu vào chảo, đun nóng. Sau đó cho đậu vào chiên cho đến khi vàng đều các mặt. Vớt ra đĩa.


Bước 4: Trong cùng một bát, kết hợp các nguyên liệu làm nước chấm.

Khi ăn, chấm đậu phụ chiên trứng nóng với nước chấm vừa pha.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Bí quyết làm gỏi măng trộn thính cực ngon

Một món ăn dân dã và đặc trưng của dải đất miền Trung nhưng lại vô cùng hấp dẫn bởi vị giòn giòn của măng tươi quện với vị bùi bùi thơm lừng béo ngậy của của thính gạo, vừng và đậu phộng, chút cay nồng của ớt và chút thơm thơm của lá chanh non.
Và hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm gỏi măng thịt heo trộn thính này nhé.


Nguyên liệu:

- Măng củ tươi: 300g
- Thịt ba chỉ heo: 150g
- 20g thính gạo
- 1 củ tỏi, ớt, lá chanh
- 50g đậu phộng
- 20g vừng trắng
- Gia vị: muối, đường, mì chính.
- 1 cái bánh tráng nướng.

Thực hiện:

Bước 1: Măng tươi lột vỏ, bỏ phần già, chỉ lấy phần non. Thái lát mỏng sau đó thái sợi nhỏ, ngâm nước muối loãng khoảng 60 phút, cứ 15-20 phút lại thay nước một lần cho xả hết đắng và phần độc tố trong măng.


Bước 2: Bắc một nồi nước sôi, thêm chút xíu muối và cho măng vào luộc chín khoảng 5 phút.

Sau đó đổ măng ra rổ cho thật ráo.

Bước 3: Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào luộc chín cùng với chút muối cho thịt được ngấm. Thịt chín, vớt ra để nguội, cũng thái sợi nhỏ.

Bước 4: Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập, chú ý món này thì đậu phộng giã nhỏ hơn so với các món gỏi thông thường nhé. Vừng trắng cũng rang chín, giã nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập nát sau đó bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát.

Bước 5: Măng sau khi luộc chín, để thật ráo rồi cho vào 1 cái tô lớn, thêm thịt heo đã thái sợi ở trên vào cùng. Ướp với chút muối, mì chính, tỏi, ớt và chút xíu đường (cho vị hài hòa hơn), nêm nếm vừa miệng rồi để khoảng 15 phút cho ngấm.

Bước 6: Trước khi ăn trộn măng đã ướp gia vị ở trên với thính gạo, vừng trắng và đậu phộng, thêm chút lá chanh đã xắt nhuyễn nữa là được.

Món này ăn cùng với bánh tráng nướng đặc trưng của người miền Trung, bẻ một miếng bánh tráng nướng, xúc phập từ lòng đĩa để tất cả các nguyên liệu từ măng tươi, thịt, thính gạo, vừng, đậu phộng, ớt, lá chanh ...đều có đầy đủ trên miếng bánh hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho món ăn này.

Chúc bạn thành công!

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Hấp dẫn với món thịt bò sốt tương ớt

Với sự hòa quyện của thịt bò ngọt dai dai, hạt thông giòn giòn và hương vị đặc trưng của tương ớt gochujang, thịt bò sốt tương ớt chắc chắn sẽ là món ăn thơm ngon cùng với cơm cũng như là một hương vị độc đáo trong nhiều món ăn khác.


Nguyên liệu:

– 1 chén gochujang Hàn Quốc

– 3 tép tỏi

– 1/4 muỗng cà phê hạt tiêu đen

– 300g thịt bò

– 4 muỗng cà phê dầu mè

– 1/4 chén mật ong

– 1/2 chén hạt thông

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm món thịt bò sốt tương ớt

– Thịt bò lọc hết phần màng đi, thái thành những khối thịt nhỏ giống như hạt lựu

– Tỏi bóc vỏ băm nhỏ

Bước 2: Các bước thực hiện làm món thịt bò sốt tương ớt

– Đun nóng chảo trên lửa vừa. Thêm tỏi và 2 thìa cà phê dầu mè.

– Khuấy với một thìa gỗ trong 30 giây.

– Thêm thịt bò và hạt tiêu đen, tiếp tục đảo đều trong khoảng 2 phút.


– Hạ nhiệt và thêm gochujang, mật ong, hạt thông. Tiếp tục nấu ăn, khuấy đều với chiếc thìa gỗ trong khoảng 5 phút cho đến khi hỗn hợp thịt, tương ớt trở nên đặc sệt và sáng bóng.

– Hủy bỏ từ nhiệt và trộn đều với 2 thìa cà phê dầu hạt mè.

– Để nguội và đúc vào một lọ thủy tinh hoặc hộp kín.

– Thưởng thức thịt bò sốt tương ớt như một món ăn cùng cơm nóng hoặc sử dụng như là nước chấm cho món rau sống, ăn kèm cùng cơm cuộn,… Bạn có thể giữ nó trong tủ lạnh lên đến 1 tháng.

Lưu ý:

– Món ăn khá cay vì vậy không nên cho các bé ăn

– Ngoài cách dùng thịt bò thì các bạn hãy thử hương vị mới hơn với nấm Thịt bò chín mềm, dai dai, thấm đậm vị cay, mặn, ngọt từ tương ớt khiến bạn vừa thấy cay nơi đầu lưỡi lại rất sảng khoái bởi hương vị độc đáo và hấp dẫn từ món ăn. Ngoài ra, hạt thông giòn, béo cũng là một yếu tố tạo nên vị ngon đặc trưng của thịt bò sốt tương ớt.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Cách làm món bánh khúc đặc sản Bắc Ninh

Bánh khúc là một trong những món đặc sản Bắc Ninh với nhân thị heo, đậu xanh và một nguyên liệu không thể thiếu được chính là lá khúc. Hãy cùng chúng tôi học cách làm món bánh khúc thơm ngon đặc sản này nhé.


Nguyên liệu:

– Phần vỏ:

+ 500gr gạo nếp

+ 300gr bột nếp

+ 300gr lá khúc

+ 1/2 muỗng cà phê muối

– Phần nhân:

+ 100gr thịt heo

+1/2 muỗng cà phê muối

+1 nhúm tiêu

+ 200gr đậu xanh

+ Hành lá

+1 muỗng cà phê nước mắm

Cách làm bánh khúc:

Bước 1: Rửa sạch gạo nếp và đậu xanh, ngâm nước khoảng 3-4 tiếng trước khi chế biến.

Bước 2: Rau khúc rửa sạch, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rau cùng với nước lọc rồi vắt lấy nước cốt.

Bước 3:  Nhào bột cùng với nước lá khúc, nêm thêm 1 chút muối, dầu ăn, nhào đều tay đến khi bột vừa dẻo, tránh để bột bị khô hoặc nhão.

Bước 4: Nấu chín đậu xanh, dùng chày nghiền nhuyễn đậu khi còn nóng.

Bước 5: Cắt nhỏ thịt heo, ướp sơ với nước mắm, hành, tiêu khoảng 30p rồi xào thịt cho đến khi săn lại.


Bước 6: Cho đậu xanh đã nghiền nhuyễn vào trộn đều với thịt heo.

Bước 7: Nặn phần bột và nhân thành những viên tròn nhỏ, đều nhau.

Bước 8: Cho viên bột vào lòng bàn tay, ấn dẹt rồi cho nhân vào vo viên.

Bước 9: Gạo nếp đã rửa sạch, để ráo rồi phủ thật kín viên bánh.

Bước 10: Hấp bánh cho đến khi thấy gạo nếp đã chín mềm là được.

Chúc bạn thành công!

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Lagu bò ăn kèm bánh mỳ cực ngon

Lagu bò là món ăn chúng ta có thề làm món ăn chính hoặc điểm tâm đều ngon. Món lagu bò này có thể chế biến bằng nhiều cách. Món này rất hợp ăn kèm với bánh mì hoặc ăn với cơm cũng rất ngon. Nếu các bạn chịu khó một chút là có thể biết cách làm lagu bò ăn kèm bánh mỳ ngon miễn chê đấy nhé.


Nguyên liệu:
  • 300 gram thịt bò, thái quân cờ
  • Bún tươi , bánh mì
  • 2 củ cà rốt , 2 củ khoai tây , ngò rí, 1 quả cà chua , 1 củ tỏi , 1 củ hành tây
  • Gia vị nêm : 1 muỗng cơm tương cà chua, nước tương, hạt nêm
Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị sẵn các nguyên liệu

- Cho tỏi băm nhuyễn vào thịt bò ướp. Cho thêm 1 muỗng cafe hạt nêm, 2 muỗng cafe nước tương. Sau đó để cho thịt thấm gia vị trong khoảng 20 phút

- Hành tây, hạt lựu, khoai tây, cà rốt cắt miếng vừa ăn

Bước 2: Nấu chín

- Đun nóng dầu trên chảo và cho cà chua vào xào

- Cho tiếp 1 muỗng cơm tương cà xào cho đến khi hỗn hợp này có màu đỏ

- Cho thịt đã ướp vào xào chung với hỗn hợp trên với lượng lửa lớn cho đến khi săn chắc miếng thịt bò. Sau đó cho thêm nước và đun trong khoảng 15 – 20 phút.

- Cho khoai tây, cà rốt vào đun thêm trong vòng 10 phút nữa. Đến khi thịt chín, bạn tắt bếp đi và cho hành tây vào đảo đều


Bước 3: Hoàn thành món ăn

Bạn hãy múc đồ ăn ra chén (bát), rắc hành ngò lên và dùng chung cùng bánh mì.

Chúc các bạn có một bữa ăn ngon miệng!

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Những món ăn nổi tiếng tại Bắc Ninh

Vùng quê Kinh Bắc thanh bình và mộc mạc với những lũy tre làng, những mái đình cổ và những làn dân ca quan họ của liền anh liền chị đã mang đến cho mọi người bao kỉ niệm. Mảnh đất chữ tình này còn có những món ăn ngon là đặc sản Bắc Ninh nổi tiếng gần xa như
1. Bánh đúc lạc
Tương Đình Tổ hợp nhất với bánh đúc lạc. Thử tương rồi, nhất định phải ăn bánh đúc lạc chấm tương mới thấy hết cái tinh túy của chúng bổ sung cho nhau tuyệt vời như thế nào.
Chẳng cầu nguyên liệu cao sang, chỉ từ hạt gạo làng quê với sự khéo léo của các mẹ, các chị xứ Kinh Bắc là khiến người ăn mê mẩn thứ bánh nhà quê này. Bánh đúc làm từ gạo tẻ ngâm với nước vôi trong, nghiền nhỏ thành bột cho vào nồi nấu và quấy thật đều tay. Lúc gần được thì cho lạc rang vào trộn đều.
Khi bánh được đổ ra mẹt lót lá chuối, chờ nguội thì xắt từng miếng chấm cùng tương. Bánh đúc lạc Bắc Ninh không nát bấy mà giòn giòn, cầm không hề dính tay, mịn, bóng. Cái bùi của lạc rang, cùng với vị gạo thanh thanh và đậm đà, beo béo của tương hòa vào nhau vừa dung dị, vừa gợi nhiều cảm xúc về một vùng đất rất đỗi bình yên.
2. Bánh phu thê
Cái tên hạnh phúc của loại bánh nổi tiếng xứ Bắc này cũng là món ăn cầu hạnh phúc thịnh vượng cùa người dân nơi đây. Bánh phu thê xưa kia chỉ dành cho nhà quyền quý giàu có, nhưng giờ đây ai ai cũng có thể thưởng thức vị ngon của nó.
Ẩn bên trong lớp vỏ bánh thô kệch, giản dị là ruột bánh sang trọng, kiêu kì. Bánh vàng trong suốt, lóng lánh lấm tấm vừng bên ngoài nhìn thấy rõ nhân bánh vuông vắn bên trong thật đẹp.
Bánh làm từ gạo nếp với nhiều công đoạn và quy trình phức tạp. Đặc biệt, màu của bánh phải là màu của nước quả chứ không dùng màu hóa học. Bánh phu thê ăn dẻo bột, mà lại giòn đu đủ xanh, cắn sâu vào sẽ thấy vị ngậy bùi mà vẫn rất thanh của đổ xanh nhuyễn với cùi dừa beo béo, vị hạt sen man mát và cái ngọt lan tỏa.
Bánh phu thê làm thủ công, tốn nhiều nhân lực nhưng là thứ khó thiếu trong đám hỏi, đám cưới và nhiều dịp tết lễ của người dân. Tất nhiên, nó còn là món quà đầy ý nghĩa cho bạn bè, người thân nếu bạn đi du lịch Bắc Ninh mới về.
3. Bánh khúc
Từng chiếc bánh tròn nhỏ nhìn ngoài như nắm xôi khiến bao người con đi xa rồi cứ nhớ mãi vị của “hương đồng có nội” này.
Bánh khúc - đặc sản Bắc Ninh - nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc nóng hổi ăn chung với muối vừng hay muối lạc thì khó có món sơn hào hải vị nào sánh bằng. Cái cảm giác dẻo dẻo, khi cắn, thơm mùi nếp ngon cộng với vị bùi mà thanh mát của nhân đỗ bên trong và cái béo ngậy thịt mỡ, thơm cay hạt tiêu thật khiến người ta đê mê, khoan khoái.
Bánh khúc còn được làm với nhân hành khô thơm kết hợp với mộc nhĩ giòn, thêm thịt ba chỉ băm nhỏ, hạt tiêu, rau răm đem lại hương vị khá đặc biệt. Cả hai loại bánh này đều có mùi lá khúc trong vị gạo đặc trưng.
Bánh khúc được làm rất khéo, vỏ mỏng thôi nhưng chẳng bao giờ lộ nhân bên trong. Vì thế, bánh khúc ngon phải do những bàn tay phụ nữ khéo léo, đảm đang nhất mới làm ra. Về Bắc Ninh, ghé qua làng Diềm sẽ được biết đến loại bánh khúc ngon nhất chắc chắn sẽ chẳng bị thất vọng.
4. Bánh tẻ làng Chờ
Lại là một món ăn nghèo mà ngon nữa của người Bắc Ninh. Bánh tẻ làng Chờ vừa dai, vừa giòn, vừa thơm, vừa mát mà lại no bụng.
Đến một trong bảy làng trong tổng Chờ ngày xưa: Phú Mẫn, Nghiêm Xá, Trung Bạn, Ngân Cầu (thị trấn Chờ), Ngô Nội, Tiên Trà, Phù Lưu (xã Trung Nghĩa) bạn sẽ khó mà quên vị riêng của bánh tẻ.
Nguyên do là bởi ở các làng này trồng được thứ gạo ngon nhất, hợp nhất khi làm bánh tẻ. Do có vị thanh đạm nên bánh tẻ thường được làm vào các dịp lễ tết để giải ngán cho ê hề cỗ bàn.
Bánh tẻ ngon nhất khi ăn lúc còn nóng, từng miếng bánh xắt ra rắn rỏi, đẹp đẽ bởi màu trắng gạo ngon, nhân nổi lên ở giữa. Khi ăn, vừa thấy giòn, vừa thấy vị muối quyện chung nhân béo ngậy, và mùi lá gói ngoài đặc trưng, khác tất cả bánh tẻ ở địa phương khác.
5. Tương Đình Tổ
Về Bắc Ninh, ở những ngôi nhà còn người già sẽ thấy góc hiên, góc bếp lúc nào cũng có chum tương. Đó là thứ đặc sản mỗi người con Kinh Bắc đi xa lại nhớ. Nhưng thứ tương thượng hạng, ngon nhất là ở xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Tương Đình Tổ - đặc sản Bắc Ninh - nhìn là mê ngay, vàng ruộm, mịn sánh và béo ngậy. Tất cả tương ở đây đều được làm thủ công, ủ và cho lên men tự nhiên chứ không dùng chất phụ gia hóa học nào. Ngoài nguyên liệu chính là ngô, người ta còn cho thêm vào đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng để được mẻ tương như ý.
Hương vị thơm ngon, an toàn mà dung dị của thứ tương này đã chiếm được cảm tình của nhiều người. Tuy nhiên, bí quyết làm ra loại tương ngon ấy chỉ được người Đình Tổ truyền trong nội bộ các gia đình.
Điều đáng trân trọng nhất là họ luôn răn dạy con cháu, muốn có tương ngon, phải có cái tâm với nghề, với người.

Cách làm cocktail deep blue thơm ngon

Mùa hè nắng nóng các đồ uống đặc biệt là những loại cocktail với hương thơm quyến rũ sẽ lên ngôi, một trong những đồ uống được giới trẻ yêu thích nhất đó là hương vị cocktail Deep blue. Hãy cùng tìm hiểu cách làm và thưởng thức hương vị đồ uống ngon trên ngay nào…
1. Nguyên liệu
+ Syrup chanh dây: 10ml
+ Syrup Blue Curacao: 20ml
+ Chanh dây tươi: 1 trái
+ Sữa tươi không đường: 20ml
+ Soda lon
+ Lá bạc hà
Có phải rất đơn giản không, món nước cocktail biển xanh sâu thẳm deep blue sea nổi tiếng nhưng chỉ thực hiện bằng 1 vài bước đơn giản này thôi. Vơí màu xanh thăm thẳm ấn tượng, vị chua chua ngọt ngọt thanh thanh sảng khoái đặc trưng của hương vị nước cocktail đặc biệt này
2. Cách làm
Bước 1: Cho lần lượt các nguyên liệu Syrup Blue Curacao, sữa tươi không đường, syrup chanh dây và bình shaker, sau đó thêm đá viên vừa đủ (2/3 bình) rồi đậy lại lắc thật mạnh cho tất cả hòa đều lẫn nhau, sau đó rót đầy soda vào.
Bước 2: Cuối cùng bạn trang trí thêm với chanh dây tươi, lá bạc hà cho đẹp mắt là có thể thưởng thức ngay rồi.